Tin công nghệ
[BẢO DƯỠNG] Máy Octavelight R1 in 3D, Vệ sinh sensor sánh quét giúp nâng cao tuổi thọ máy
Khi bạn sở hữu một máy in 3D hiện đại như Octavelight R1, một trong những công việc bảo trì quan trọng không thể bỏ qua là vệ sinh sensor cánh quét. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận ra vai trò thiết yếu của bộ phận này trong quá trình hoạt động của máy in 3D. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá tầm quan trọng của việc vệ sinh sensor cánh quét và hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh sensor cánh quét máy Octavelight R1 in 3D.
Tại sao cần phải vệ sinh sensor cánh quét trên máy in 3D Octavelight R1?
Sensor cánh quét đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của máy in 3D Octavelight R1, dùng để theo dõi và kiểm soát quá trình in. Do đó, việc bảo dưỡng và vệ sinh sensor cánh quét định kỳ là cần thiết. Nếu không chăm sóc đúng cách, sensor có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như:
- Giảm hiệu suất và chất lượng in: Bụi bẩn hoặc cặn resin bám vào cảm biến có thể làm giảm độ chính xác trong việc kiểm soát mức resin và làm giảm chất lượng in.
- Lỗi hoạt động: Máy có thể không phát hiện được sự thiếu hụt resin, dẫn đến việc in bị gián đoạn hoặc tạo ra các mẫu bị lỗi.
- Chi phí bảo trì cao: Khi sensor cánh quét bị hỏng nặng và không thể sử dụng được, bạn sẽ phải thay thế cảm biến mới, điều này gây tốn kém chi phí đáng kể.
Như vậy, việc chăm sóc và vệ sinh sensor cánh quét thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn, tăng tuổi thọ máy, giảm thiểu lỗi và tiết kiệm chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.
Sự khác biệt đột phá của công nghệ platform nằm dưới
Công nghệ in 3D của Octavelight R1 với platform nằm dưới đã tạo ra những giá trị đột phá mà công nghệ platform treo truyền thống chưa làm được. Dưới đây là những điểm khác biệt nổi bật:
- Tiết kiệm tối đa lượng resin: Với khả năng cắm support cực ít, Octavelight R1 sẽ giúp bạn hạn chế tối đa mức resin tiêu hao.
- Không cần thay khay mới: Máy cam kết sử dụng một khay suốt đời, giúp giảm chi phí, tiết kiệm vật tư và thời gian khi phải thay thế khay thường xuyên.
- Vận hành đơn giản: Chỉ cần thực hiện calip một lần, bạn có thể sử dụng máy lâu dài mà không cần thực hiện các điều chỉnh phức tạp khác.
Cách kiểm tra và vệ sinh sensor cánh quét của máy
Trước khi tiến hành kiểm tra và vệ sinh sensor cánh quét, hãy chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Dưới đây là danh sách các dụng cụ bạn cần chuẩn bị:
- Khăn giấy mịn: Hãy chọn loại khăn giấy mềm mịn để tránh làm trầy xước mặt kính của sensor.
- Khăn lau kính chuyên dụng: Dùng khăn lau kính chất lượng cao để đảm bảo bề mặt sensor được làm sạch mà không để lại vết xước hay bụi bẩn.
- Dung dịch vệ sinh kính hoặc nước rửa chén: Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng cồn vì có thể làm hỏng lớp kính của sensor.
- Laptop: Kết nối laptop với máy in để kiểm tra tình trạng hoạt động của sensor và thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bước tiếp theo là tiến hành kiểm tra và vệ sinh sensor cánh quét.
Bước 1: Tháo platform
Một trong những lý do quan trọng cần phải tháo platform ra là bởi vì khi platform tiếp xúc với bề mặt resin sẽ tạo ra bong bóng. Những bong bóng này có thể gây nhiễu platform, dẫn đến việc đo lường không chính xác trên phần mềm và nhận định sai lệch về trạng thái của máy. Để khắc phục điều này, chúng ta sẽ sang bước 2.
Bước 2 : Khử hết bọt bong bóng bên trong bồn resin.
Tại bước này, bạn sẽ sử dụng khăn giấy đã chuẩn bị trước đó, quét hết bọt bong bóng bên trong bồn resin.
Bước 3: Tiến hành calip Horizontal
Bước tiếp theo là tiến hành calip Horizontal, một quy trình quan trọng để xác định xem sensor có đang hoạt động tốt hay không. Mục đích của việc calip Horizontal là kiểm tra khả năng đo lường của sensor bằng cách dựa trên kết quả phản hồi tại các vị trí khác nhau trên bề mặt resin, sau đó phân tích thông tin thu được trên laptop.
Cách nhận biết kết quả lỗi: Giá trị đo tại 1 vị trí tăng đột biến so với 2 vị trí đo còn lại.
Lưu ý: Trong khi thực hiện quá trình calip, cần lưu ý hạn chế sự rung lắc của mặt bàn. Điều này có thể làm cho bề mặt resin bị di chuyển, dẫn đến kết quả đo không chính xác và có thể khiến bạn nhầm tưởng rằng sensor đang gặp vấn đề. Nếu không đánh giá đúng tình trạng, bạn có thể phải tốn thêm chi phí không cần thiết cho sửa chữa hoặc thay thế sensor.
Bước 4: Vệ sinh bề mặt sensor
Bước tiếp theo là vệ sinh bề mặt lớp kính dưới sensor, một vị trí quan trọng - nơi nhận tín hiệu của sensor. Đầu tiên, sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch bề mặt kính, lưu ý lau theo một chiều nhất định để tránh làm xước hoặc gây tổn hại cho lớp kính.
Sau khi lau sơ bằng khăn giấy, tiếp tục dùng khăn lau kính chuyên dụng cùng với nước rửa chén để làm sạch kỹ lưỡng. Hãy chú ý rằng việc lau không đúng cách có thể tạo ra vết ố hoặc làm hỏng bề mặt kính.
Như vậy, DC Tech đã giúp bạn hiểu rõ các bước vệ sinh sensor cánh quét máy Octavelight R1. Nếu bạn có bất kì thông tin nào cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi !
Bạn có thể xem thêm chi tiết bằng video hướng dẫn tại: https://www.youtube.com/watch?v=YMq1oeV_Xd0&t=269s